Đặc tính Canxi

Kiểm tra ngọn lửa. Màu đỏ gạch bắt nguồn từ canxi.

Về hóa học, canxi là một kim loại mềm và phản ứng mạnh (mặc dù chỉ cứng hơn chì, nó có thể bị cắt bằng dao một cách khó khăn). Nó là nguyên tố kim loại có màu bạc phải được tách ra bằng phương pháp điện phân từ muối nóng chảy như canxi clorua.[3] Khi được tạo ra, nó nhanh chóng hình thành một lớp áo ôxít và nitrit màu trắng xám do tiếp xúc với không khí. Ở dạng khối, kim loại khó đốt cháy, thậm chí còn khó hơn các miếng magie; nhưng khi cắt ra, kim loại cháy trong không khí cho ngọn lửa cam-đỏ có độ chói cao. Kim loại canxi phản ứng với nước tạo khí hydro với tốc độ nhanh đến mức có thể nhận biết được, nhưng không đủ nhanh ở nhiệt độ phòng để tạo ra nhiều nhiệt, do vậy nên nó rất hữu ích trong việc dùng sản xuất hydro.[4] Tuy nhiên, khi ở dạng bột nó phản ứng với nước cực kỳ nhanh do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng do ở dạng bột. Một phần phản ứng với nước bị chậm lại do nó tạo ra sản phẩm không hòa tan là canxi hydroxit có tính bảo vệ.

Canxi có tỉ trọng 1,55 g/cm3, là kim loại kiềm thổ nhẹ nhất; magie (1,74) và berili (1,84) nặng hơn mặc dù chúng có số khối nhỏ hơn. Kể từ stronti trở đi, các kim loại kiềm thổ có tỷ trọng tăng theo số khối. Canxi có hai đồng hình.[5]

Canxi có điện trở suất lớn hơn đồngnhôm, tính trên cùng khối lượng, do nó có khối lượng riêng thấp hơn, nó cũng là chất dẫn điện tốt hơn hai loại trên. Tuy nhiên, trong thực tế nó ít khi được sử dụng bởi rất dễ phản ứng với không khí.

Các muối của canxi không màu cho dù canxi ở dạng nào đi nữa, và ion canxi hòa tan (Ca2+) cũng không màu. Cùng với các muối của magie và các muối của kim loại kiềm thổ khác, các muối canxi thường tan khá trong nước ngoại trừ canxi hydroxit, canxi sulfat, canxi cacbonatcanxi phốt phát. Khi ở trong dung dịch, ion canxi cho nhiều vị giác ấn tượng như mặn, chua, trơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Canxi http://books.google.com/?id=ryap1yyEGAgC&pg=PA4 http://books.google.com/books?id=gpwEAAAAYAAJ&pg=1... http://books.google.de/books/about/Lime_and_limest... http://adsabs.harvard.edu/abs/1808RSPT...98..333D http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20718434 http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/l... //dx.doi.org/10.1007%2F978-94-007-5561-1_5 //dx.doi.org/10.1007%2F978-94-007-7500-8_4 //dx.doi.org/10.1007%2FBF02873196